Thai nhi tuần thứ 13, 14, 15 – Ăn uống và cân nặng

Tuần thai thứ 13

Chiều cao và cân nặng bé:

Tính từ đầu đến mông, lúc này bé đã dài gần 9cm rồi và nặng hơn 40g

Sự phát triển của bé

Từ thời điểm này, cơ thể của bé sẽ phát triển và hoàn thiện chức năng của các cơ quan. Những bước tiến đặc biệt của bé trong tuần này gồm: Bé đã có thể nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, tiểu tiện và mút ngón tay của mình. Nhờ các xung não, các cơ mặt của bé đang luyện tập để thể hiện các nét mặt khác nhau. Thận bé bắt đầu tiết nước tiểu sẽ bài tiết vào môi trường nước ối quanh bé – chu trình này sẽ lặp đi lặp lại cho đến lúc bé được sinh ra. Bé cũng có thể nắm tay lại, và nếu bạn thực hiện siêu âm vào thời điểm này, bạn có thể còn bắt được khoảnh khắc bé đang mút tay. Thân thể bé đang phát triển nhanh hơn đầu, và lúc này chiếc cổ nhỏ đã có thể phân biệt được. Vào cuối tuần này, cánh tay của bé sẽ phát triển để đạt đến chiều dài cân đối so với phần còn lại của cơ thể. Chân bé sẽ vẫn dài ra tiếp. Một lớp lông tơ bắt đầu bao bọc cơ thể bé. Gan bé bắt đầu sản xuất mật – dấu hiệu cho thấy nó đã bắt đầu làm đúng nhiệm vụ của mình – và lá lách bắt đầu hỗ trợ cho việc sản xuất tế bào hồng cầu. Mặc dù bạn chưa thể nhận thấy những cú đấm đá rất nhỏ, nhưng những nắm tay và nắm chân (giờ đã dài hơn 1cm) đã linh hoạt và năng động hơn nhiều. Tim bé đang đập với tốc độ gấp đôi của bạn trong ngày hôm nay.

Vì em bé bị tước mất một ít oxy trong quá trình co bóp, nhịp tim của bé cần được theo dõi trong suốt thời gian sinh nở. Nếu nhịp tim của bé xuống quá thấp và bé có dấu hiệu căng thẳng trong quá trình sinh, đổi tư thế có thể giúp mọi chuyện trở lại bình thường. Để dự đoán các vấn đề về nhịp tim, cơ sở y tế có thể đề nghị một cuộc thử nghiệm áp lực co bóp vào gần cuối thai kỳ để kiểm tra tim thai trong sự co bóp giả lập. Bé đang thử nghiệm nhiều kiểu cử động chân tay như uốn cong cổ tay và đầu gối, khoa tay múa chân. Hệ thần kinh của bé đã bắt đầu vận hành, điều này có nghĩa là não bé đã có thể nhận được các tín hiệu quan trọng từ các bộ phận khác của cơ thể. Bé đã có thể có một ít tóc lún phún trên đầu. Em bé có thể sẽ giữ hoặc chơi với cái dây nhau của mình, lúc này nó có chiều dài tương tự cơ thể của bé (khoảng 10cm)

Cổ của bé dài hơn một chút và hai gò má xinh xinh bắt đầu nổi lên. Bé đã có thể dùng các cơ mặt để cau mày, liếc mắt và chun môi. Bé đã có vài biểu lộ nét mặt khác nhau, một vài trong số đó có thể giống với mẹ hoặc bố.

Tuần thai thứ 14

Chiều cao và cân nặng bé:

Bé lúc này đo được khoảng 10cm tính từ đỉnh đầu đến chóp mông và nặng khoảng 70g.

Sự phát triển của bé

Bạn có thể đã cảm thấy sớm những cú máy rất khẽ của con, và hình ảnh siêu âm đã có thể xác định được giới tính của bé rồi. Bé đang hít nước ối qua mũi và đường hô hấp trên nhằm phát triển các nang khí sơ khai trong phổi của bé. Chân bé lúc này đã mọc dài hơn so với tay, và bé đã có thể cử động tất cả các khớp tay và chân của mình. Dù mí mắt vẫn còn đóng kín, bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu bạn chiếu đèn vào bụng mình, bé thường di chuyển để tránh khỏi chùm sáng. Lúc này, không có nhiều mùi vị để bé nếm, nhưng các nụ vị giác của bé đang hình thành. Cuối cùng, nếu bạn làm siêu âm trong tuần này, bạn có thể biết được bé là cậu bé hay cô bé! Nhau thai bắt đầu sinh nhiệt khiến thân nhiệt của bạn tăng lên một chút và giúp ổn định thân nhiệt của em bé luôn cao hơn bạn khoảng 0,55 độ C. Bé yêu trong bụng đã bắt đầu có lông mày. Sự gia tăng lượng nước ối trong túi thai cho phép bé yêu có thể dễ dàng và thoái mái bơi lội hơn. Lúc này có khoảng gần 1 lít nước ối để hỗ trợ và giữ cho cơ thể đang phát triển rất nhanh của bé lơ lửng trong bụng mẹ. Mật độ xương của bé đang tăng ổn định và lúc này bàn tay của bé đã có thể xiết chặt thành năm đấm nhỏ. Bé yêu trong bụng bạn lúc này vẫn chưa hình thành cơ chế ngủ. Mức độ hoạt động của bé khá ổn định trong suốt ngày đêm và bé hiếm khi nghỉ ở một vị trí quá 7 phút. Dây nhau của bé lúc này lưu chuyển khoảng 19 lít chất lỏng mỗi ngày. Máu lưu thông ổn định của bé giúp giữ thẳng dây nhau và ngăn ngừa sự cố nhau thắt nút hoặc bị rối. Lúc này bé nặng khoảng 57gr và dài khoảng 12-13cm tính từ đỉnh đầu đến chỏm mông.

Thai nhi tuần thứ 15

Thai nhi tuần thứ 15

Tuần thai thứ 15

Chiều cao và cân nặng bé:

Lúc này, bé hơn 11cm (đầu đến mông) và nặng gần 100g rồi.

Sự phát triển của bé

Bé đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt với rất nhiều biến chuyển diễn ra từng ngày trên cơ thể bé. Bạn đã trông ra dáng một bà bầu với bụng nhô rõ và tăng cân đều đặn.

Hãy sẵn sàng cho sự tăng trưởng nhảy vọt của bé trong giai đoạn này. Trong vài tuần tới đây, bé sẽ tăng gấp đôi trọng lượng và dài thêm chục cm nữa. Đôi chân của bé phát triển đáng kể, đầu cũng đã đứng thẳng hơn, và mắt đã chuyển đến gần nhau ở phía trước đầu. Đôi tai của bé cũng đã gần như ở đúng chỗ của mình. Cấu trúc da đầu đã bắt đầu hình thành, mặc dù các nang tóc chưa thể nhận ra được. Bé thậm chí cũng đã bắt đầu mọc móng chân. Và khá nhiều thay đổi cũng đang diễn ra bên trong, tim bé hiện tại bơm khoảng hơn 25 lít máu mỗi ngày và lượng máu sẽ tiếp tục tăng khi cơ thể bé tiếp tục lớn lên. Hầu hết các bé con sẽ được bao bọc trong một túi ối ấm áp. Trong chiếc “tổ” ấy, có thể xác định được tính dị thường của gen (đặc điểm di truyền) và sự bất thường của các nhiễm sắc thể. Hệ thống nhiễm sắc thể của bé đã đi vào hoạt động, dù vậy bé vẫn cần những kháng thể để bảo vệ bé chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể. Bạn đã có thể thấy tất cả sự chuyển động và những cú đá, huých, thúc của bé…Bạn thấy đó, bé đã biết phối hợp cơ thể nhiều hơn rồi. Tay, chân của bé dài hơn, các ngón bắt đầu mảnh hơn và chiếc bụng nhỏ của bé cũng tròn lên rõ rệt. Bé đã có thể nuốt và đi “tè” cũng như nấc cụt trong bụng mẹ rồi. Giới tính của bé sẽ được khám phá nhờ kỹ thuật siêu âm.

Chế độ ăn khi thai tuần 13, 14, 15

  1. Cần gia tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn để giúp xương bé chắc khỏe hơn.
  2. Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.

 Xem tiếp: thai nhi tuần 16, 17, 18

Lưu ý: Tùy cơ địa mỗi người mà hiệu quả điều trị của thuốc sẽ khác nhau.

Bệnh nhân có thể mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1: Số 482 lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Cơ sở 2: Số 16, lô 1B, Trung Yên 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0225.7300111- 18006834

Bệnh nhân ở xa có thể đặt mua thuốc qua hotline, qua email: thaythuoccuaban01@gmail.com. Hoặc địa chỉ facebook: https://www.facebook.com/Phongkhamdongynguyenhuutoan.thaythuoccuaban/ Qua zalo: 0975537259

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Share this post:

Related Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn

tư vấn sức khỏe trực tuyến