Thai nhi tuần 31, 32, 33 – Ăn uống, cân nặng

Tuần thai thứ 31

Thai nhi tuần thứ 31

Thai nhi tuần thứ 31

Thời điểm này bé nặng khoảng 1,7kg và dài khoảng 42,5cm, bé bắt đầu chiếm nhiều chỗ hơn trong tử cung của bạn. Bạn đang tăng khoảng gần 500g mỗi tuần, và già nửa số cân nặng ấy là của em bé. Sự thật là trong vòng 7 tuần tới, bé sẽ tăng thêm được từ 1/3 đến ½ cân nặng so với khi sinh ra – bé đang “béo” lên để có thể tồn tại được sau khi rời bụng mẹ. Giờ bé đã có móng chân, móng tay, tóc (hay ít nhất là một số lông tơ đáng kể). Da của bé trở nên mềm và mịn do bé đang trở nên tròn trĩnh hơn, chuẩn bị chào đời. Đầu của bé đã cân xứng với thân thể, tay, chân và toàn cơ thể bé trông đã mập mạp, mũm mĩm hơn. Nếu bé là một chàng trai thì 2 bìu tinh hoàn của bé bây giờ đã hoàn thiện rồi. Bé giờ đã rất hiếu động, có thể đá chân và vung tay. Bạn sẽ cảm nhận được điều đó rất rõ rệt khi bạn nằm yên bởi vì những chuyển động của bạn khiến bé được ru ngủ. Bây giờ thì đầu của bé nằm ngược xuống dưới, chạm vào sàn chậu của bạn trong khi chân thì đá lên phần lồng ngực bạn. Phổi của bé đã có nước bên trong để chuẩn bị và củng cố cho việc hô hấp khi ra với thế giới bên ngoài.  Bé nghe được nguyên âm dễ hơn là phụ âm, Đó là lý do mà bé có thể thích những từ “ô”, “a”… sau khi chào đời. Bé hầu như đã có thể phân biệt được âm thanh của người khác và bạn. Nên trò chuyện với con mỗi ngày vì nó giúp bé tiếp cận và nhớ được âm thanh của bạn. Cũng cần cân nhắc việc đọc cho bé nghe những loại sách gì trước khi đi ngủ. Nếu bạn thực hiện đều đặn như thế, nó sẽ trở thành một trải nghiệm quen thuộc và gần gũi sau khi bé chào đời.

Thúc đẩy não bộ của bé phát triển bằng cách bổ sung lượng Omega -3 vào thực đơn hàng ngày của bạn. Chất này có trong rau bó xôi, các loại đậu, quả hạch và dầu cá, dầu hạt cải, dầu oliu…

Tuần Thai Thứ 32

Tuần này cân nặng của bé nhỉnh hơn 1,8kg một chút và dài qua mốc 43cm. Bé nhanh chóng mất đi cái vẻ ngoài nhăn nheo như người ngoài hành tinh và hệ xương cũng đang cứng hơn lên. Xương trên hộp sọ bé chưa chụm vào, giúp chúng có thể dịch chuyển và hơi chồng lên nhau để bé dễ chui lọt qua đường sinh hơn. (Áp lực tác động lên đầu bé trong quá trình sinh ra lớn đến nỗi nhiều đứa trẻ sinh ra có hình dạng đầu như hình nón.) Những xương này vẫn chưa khít hẳn lại cho đến khi con bạn bắt đầu vào tuổi trưởng thành, chúng có thể tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của não bé cũng như các mô khác trong suốt khoảng thời gian thơ ấu, thiếu nhi. Hiện thời, bộ não của bé đã gia tăng sự phát triển. Chu vi đường tròn của đầu bé là khoảng 25cm. Cơ thể bé bắt đầu tích trữ canxi, sắt và phốt pho để hỗ trợ cho sự phát triển của khung xương. Bé cần được bổ sung canxi để giúp khung xương bé chắc khỏe hơn, đó là lý do bạn cần ăn nhiều thức ăn chứa canxi và vitamin D để bé hấp thu tốt hơn. Những chất này có trong thịt, cá, trứng, sữa cao năng lượng, dầu cá các loại hoặc chỉ cần 10 phút tắm nắng sớm cũng giúp bạn hấp thu được một lượng vitamin D tương đối. Cân nặng trung bình của các bé sơ sinh vào khoảng 3 – 3.2kg (bé gái có xu hướng nhẹ cân hương bé trai). Ở tuần đầu tiên sau ngày chào đời, hầu hết các bé sẽ mất đi khoảng 170gr – 283gr, đây chính là lượng mỡ và nước ối được truyền qua từ bạn. Sau đó bé sẽ tăng khoảng 113gr – 198gr đều đặn mỗi tuần. Làn da bé chuyển từ đỏ sang hồng và mịn màng hơn. Bé đã có thể thè lưỡi vài lần trong ngày, đây là hành vi phổ biến của hầu hết các bé ở tầm tuổi này khi ở trong bụng mẹ. Tương tự như vậy, bé có thể nếm được nước ối, mùi vị thức ăn và thức uống mà mẹ nạp vào cơ thể. Bây giờ bé đã có thân nhiệt riêng và cơ chế ổn định thân nhiệt đã vận hành khá tốt. Bé trưởng thành đều đặn và sẽ tiếp tục như thế cho đến lúc chào đời. Bạn hãy yên lòng khi biết rằng có rất nhiều loại dược phẩm và công cụ y tế có thể hỗ trợ cho toàn bộ việc sinh nở nếu ở tuần 41 -42 mà bé vẫn chưa muốn chào đời. Bé tăng thêm 0.2 gr mỗi tuần, tỉ lệ thuận với việc này là bé sẽ tiếp tục dài ra, điều này sẽ cực kỳ khó khăn để có thể chào đời dễ dàng.

Tuần thai thứ 33

Bé của bạn giờ đã nặng khoảng 2.15kg và dài gần 46cm. Lớp mỡ của bé – thứ sẽ giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra – đang đầy lên và làm bé tròn trĩnh hơn. Da của bé cũng mịn hơn bao giờ hết. Hệ thần kinh trung ương của bé đang trưởng thành và phổi của bé cũng vậy. Nếu bạn lo lắng về chuyện sinh non thì nay có thể hạnh phúc mà biết rằng những em bé sinh ra trong khoảng từ 33-36 tuần – nếu không có vấn đề sức khỏe nào khác – đều khỏe mạnh. Các bé có thể cần nằm trong lồng sơ sinh ít lâu, gặp phải vài vấn đề sức khỏe ngắn hạn, nhưng về lâu dài thì các bé cũng có thể phát triển hệt như các bé sinh đủ tháng. Bé mở miệng rộng hơn một chút và có thể ngáp lớn nữa. Đó là dấu hiệu cho thấy bé biết mỏi mệt khó chịu, buồn tẻ và tất cả được biểu lộ trên cơ mặt của bé. Hệ miễn dịch của bé đã được trang bị để chống lại các loại bệnh nhiễm khuẩn. Hãy cho bé sơ sinh tránh ra chỗ công cộng ít nhất là vài tuần sau sinh, bởi vì lúc này hệ miễn dịch của bé còn rất yếu, chưa phát triển toàn diện nên bé rất dễ bị nhiễm bệnh. Móng tay bé lúc bấy giờ đã sắc và cứng hơn. Hệ xương của bé bấy giờ sẽ cứng cáp hơn rất nhiều trừ xương hộp sọ, nó phải đủ mềm để trượt qua các thứ khác. Độ mềm và đàn hồi của hộp sọ giúp cho bé dễ chào đời hơn. (trượt qua khe sinh dễ dàng hơn). Cơ thể bé bây giờ đang nằm gọn giữa tử cung bạn, dĩ nhiên là có vài bộ phận bị chệch ra ngoài một chút. Bởi vì bé có đến 266 ngày để đá, quẫy đạp trong tử cung của bạn nên chắc chắn là bạn cảm nhận được các chuyển động liên tiếp của bé. Bé có thể sẽ đá hoặc lắc lư…và khi ra đời, bạn cũng nên cho bé được lắc lư trong xe nôi như thế. Bé không còn tự do trôi nổi trong môi trường nước ối nữa nhưng dĩ nhiên là bé vẫn rất khỏe mạnh. Cho đến tuần này, tất cả những vị trí mà bé di chuyển trong dạ con đều được xem là bình thường, theo đó, một số em bé sẽ bị đẻ ngôi mông (đầu lên trên, mông ngược xuống) không có gì lạ. Cứ 25 bé thì có 1 bé bị đẻ ngôi mông và thai nhi này hoàn toàn đủ tháng. Nếu làm siêu âm thì sẽ thấy mông thay thế vị trí cho đầu, bác sĩ sẽ đo kích cỡ em bé, khung xương chậu, tính toán giai đoạn mang thai… trước khi đề nghị bạn nên sinh con theo phương pháp C-section (mổ lấy bé) hay sinh thường. Thai nhi có thể thích nghe nhạc cổ điển hoặc những giai điệu tương tự như là những bài hát, câu chuyện…

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai những tuần này

Bầu đang tiến gần đến cuối hành trình mang thai. Trong khi chờ đợi khoảnh khắc kỳ diệu, tại sao không dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng nhiều nhất có thể? Lúc này, bạn đã nên bắt đầu quan tâm đến dinh dưỡng tốt cho cả thai nhi và cho con bú sau này.

Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Tư vấn bác sĩ để nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác.

Xem tiếp: Thai nhi tuần 34, 35, 36

Lưu ý: Tùy cơ địa mỗi người mà hiệu quả điều trị của thuốc sẽ khác nhau.

Bệnh nhân có thể mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1: Số 482 lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Cơ sở 2: Số 16, lô 1B, Trung Yên 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0225.7300111- 18006834

Bệnh nhân ở xa có thể đặt mua thuốc qua hotline, qua email: thaythuoccuaban01@gmail.com. Hoặc địa chỉ facebook: https://www.facebook.com/Phongkhamdongynguyenhuutoan.thaythuoccuaban/ Qua zalo: 0975537259

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Share this post:

Related Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn

tư vấn sức khỏe trực tuyến