Thai nhi tuần 25, 26, 27 – Ăn uống và cân nặng

Thai nhi 25 tuần tuổi

Thai nhi 25 tuần tuổi

Tuần thai thứ 25

Cân nặng, chiều cao bé:

Lúc này con bạn nặng khoảng 750g và dài 35cm từ đầu đến gót chân.

Mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với trước đây. Bé có thể nghe thấy giọng nói của bố mẹ khi hai bạn trò chuyện với nhau. Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi. Những động tác tương tự như hít thở này là bài tập thực hành tốt để chuẩn bị cho lúc bé sinh ra và hít ngụm không khí đầu tiên. Bé cũng tiếp tục tích mỡ trong cơ thể. Nếu bạn đang có một cậu con trai, tinh hoàn của bé bắt đầu rơi vào bìu – một chuyến đi mất khoảng 2-3 ngày. Bé hiếu động nhiều, đôi khi sẽ tóm lấy chân và mút ngón chân nữa. Bé đã sẵn sàng cho việc hô hấp với lá phổi riêng nhưng không khí vẫn chưa thể đi vào phổi khi bé còn ở trong bụng mẹ. Bé phản ứng lại với cả âm thanh và sự va chạm vào ngày hôm nay. Cột sống của bé đã mạnh hơn và đủ sức nâng đỡ cơ thể rồi. Bé tăng cân rõ rệt và mỡ được phân bố đi 3 khu vực: vùng gáy, quanh quả cật và vùng xương ức. Lớp mỡ nâu này tương tự một số động vật trữ mỡ như gấu để giữ ấm qua mùa đông vậy. Nó giúp bé ấm áp trong tuần đầu tiên sau khi rời bụng mẹ.

Tuần thai thứ 26

Cân nặng, chiều cao bé:

Tuần này, bé nặng khoảng 900g và dài khoảng hơn 36cm nếu duỗi chân.

Bé ngủ và thức dậy đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí có thể mút ngón tay. Với nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực. Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành, chúng vẫn có khả năng hoạt động– với rất nhiều trợ giúp y tế– nếu bé được sinh ra ngay bây giờ. Hãy để ý các chuyển động nhịp nhàng nhỏ giống như em bé bị nấc cụt rất phổ biến từ lúc này trở đi. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút. Chúng không hại gì cho bé đâu, do đó, bạn chỉ cần thư giãn và tận hưởng. Võng mạc của bé xuất hiện và đôi mắt của bé đã hoàn thiện. Lông mi của bé không dài ra thêm và mắt có thể mở ra để ngắm xung quanh đôi chút. Vị giác của bé đã hoạt động rất tốt, bé biết đá lưỡi bên trong 2 má rồi. Cuối tháng này, lượng ối trong tử cung của bạn có thể sẽ bị giảm đi khoảng ½. Bé sẽ phải khó khăn hơn để di chuyển trong môi trường này. Bây giờ bé ngủ được khoảng 20-30 phút một lần và bé cũng chưa biết mộng mị gì cả. Phổi của bé đã hoàn thiện và nó có thể làm đúng chức năng của mình rồi, những cơn nấc cụt diễn ra thường xuyên hơn. Bé dài khoảng 36cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân.

Tuần thai thứ 27

Cân nặng và chiều cao:

Tuần này, em bé nặng chừng 1kg và dài hơn 37cm từ đỉnh đầu đến gót chân.

Bé có thể nhấp nháy đôi mắt giờ đây đã có lông mi. Với thị lực đã phát triển, bé có thể có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua thành tử cung của bạn. Bé cũng đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh trong não và thêm mỡ trong cơ thể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài. Trong tử cung bạn, da của bé chuyển màu đỏ và được bao bọc một chất nhờn, lớp nhờn ấy không thấm nước. Phổi của bé ngày càng hoàn thiện hơn và chỉ chờ ra bên ngoài để thở khí trời. Tóc trên đầu bé đang mọc lên đều đặn. Nếu bé là trai thì bìu bây giờ đã có tinh hoàn. Nếu là bé gái thì môi âm hộ đã phát triển nhưng nó chưa sắp xếp vào chung với âm vật cho đến vài tuần sau nữa. Bé tăng lượng mỡ và cơ bắp lên trong ngày hôm nay. Tay bé có thể gác lên trán được rồi, đây là một tư thế hoàn toàn mới của thai nhi.

Chế độ ăn khi thai nhi tuần 25, 26, 27

Ở những tuần này thai nhi sinh trưởng rất nhanh, vì thế trong chế độ ăn uống nên có nhiều lòng trắng trứng gà, bổ sung các chất khoáng cũng như vitamin. Khi đó lượng canxi của người mẹ được thai nhi hấp thụ rất nhiều, rất dễ bị thiếu. Nếu lượng canxi không đủ thì sau này đứa trẻ sinh ra rất dễ bị loãng xương, đau răng hoặc viêm lợi và thai nhi cũng dễ bị gù lưng bẩm sinh. Trong quá trình dưỡng thai, bà bầu chú ý phải cung cấp lượng canxi vừa đủ. Phụ nữ mang thai trong những tuần cũng rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, cơ thể người mẹ lại thêm dịch vị nên cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai hay thai nhi đều rất nguy hiểm, làm cho thai nhi sinh trưởng chậm…Vì vậy, người mẹ mang thai cần hấp thụ một lượng sắt cần thiết. Trong các loại rau như: cải trắng, hồng tây, khoai tây, các loại đậu chế biến đều chứa nhiều chất sắt, canxi và vitamin, đặc biệt ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, gan và tiết động vật cùng các loại trứng, hạt vừng, bột, hoa quả… Các loại thực phẩm này có nhiều chất sắt, vitamin C, rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Chỉ cần trong khi ăn uống, người mẹ có ý thức tăng cường hàm lượng chất sắt, canxi thì có thể dự phòng được bệnh thiếu các chất canxi, sắt.

Xem tiếp: Thai nhi tuần 28, 29, 30

Lưu ý: Tùy cơ địa mỗi người mà hiệu quả điều trị của thuốc sẽ khác nhau.

Bệnh nhân có thể mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1: Số 482 lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Cơ sở 2: Số 16, lô 1B, Trung Yên 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0225.7300111- 18006834

Bệnh nhân ở xa có thể đặt mua thuốc qua hotline, qua email: thaythuoccuaban01@gmail.com. Hoặc địa chỉ facebook: https://www.facebook.com/Phongkhamdongynguyenhuutoan.thaythuoccuaban/ Qua zalo: 0975537259

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Share this post:

Related Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn

tư vấn sức khỏe trực tuyến