Thai nhi tuần 16, 17, 18 – Ăn uống và cân nặng

Tuần thai thứ 16

Chiều cao và kích thước bé: 

Bé nặng khoảng gần 150g và dài hơn 12cm từ đầu đến mông.

Sự phát triển của bé

Hệ xương bé đang bắt đầu cứng lại, còn bạn lại cảm thấy mình loạng choạng dễ té ngã do trọng tâm cơ thể lúc này đã thay đổi do chiếc bụng vươn ra phía trước. Bạn cũng có thể gặp những giấc mơ kỳ lạ trong suốt thai kỳ của mình.

Bộ xương của bé đang thay đổi từ chất sụn mềm thành xương, và dây rốn – dây sống của bé đến nhau thai – đang phát triển dày và mạnh hơn. Bé có thể cử động khớp và các tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển.

Tuần này bé trông có vẻ mập mạp lên một chút rồi, khuôn mặt và cơ thể bé sẽ đầy đặn hơn nhờ sự bồi tụ của một lớp mỡ mỏng, nó còn có tác dụng giữ ấm cho bé khi ra khỏi bụng mẹ. Lông mi của bé ra dày và rậm rồi nhưng bé vẫn chỉ nhắm mắt trong thời gian này. Hệ thống xương tay, chân của bé đã phát triển rất tốt, 10 ngón tay và chân bé xíu đã có đầy đủ móng. Giờ là lúc bạn có thể cảm nhận từng vận động riêng lẻ của bé bên trong cơ thể mình. Tiểu não của bé đã phát triển hơn thêm một bậc nữa. Khi bé dùng tay chạm vào mặt, đầu gối, miệng…là bé đã thực sự kết nối với thân thể của mình. Hệ tuần hoàn và hệ bài tiết của bé đã hoàn thiện và đi vào vận hành, dây rốn nối với bạn sẽ dày và chắc hơn trước nhiều. Lúc này tim của bé chứa khoảng 50 (pint) = 0.58 lít máu và vận hành suốt cơ thể bé.

Tuần thai thứ 17

Chiều cao và kích thước bé: 

Vào tuần này, bé dài khoảng 14cm và nặng gần 200g.

Sự phát triển của bé

Bé bắt đầu hăng hái chứng tỏ sức mạnh tay chân của mình – bạn sẽ nhận thấy các cử động ngày càng nhiều hơn trong những tuần tới. Các mạch máu của bé có thể được nhìn thấy xuyên qua làn da mỏng; đôi tai giờ đây đã vào đúng vị trí, tuy vẫn còn hơi nhô khỏi đầu một chút. Một màng myelin bảo vệ bắt đầu hình thành xung quanh dây thần kinh của con, và quá trình này sẽ còn tiếp diễn trong vòng một năm sau khi được sinh ra. Nếu con là gái, tử cung và ống dẫn trứng được hình thành và ở đúng vị trí. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục đã có thể nhìn thấy được, nhưng bé có thể giấu không cho bạn thấy trong quá trình siêu âm đấy nhé. Thật đáng ngạc nhiên vì hộp sọ của bé đã mở để cho não bộ được phát triển. Dây thần kinh của thai nhi sẽ được bảo vệ bởi một lớp bên ngoài có tên gọi là myelin (Myelin hóa là quá trình chất béo đặc hiệu bao bọc dần xung quanh các dây thần kinh). Nó giúp truyền đạt thành công các tín hiệu từ nơi khác đến não bộ. Những chiếc túi khí bé xíu đã hình thành và phát triển bên trong phổi của bé. Chúng được gọi là nang phổi hoặc túi phổi. Đó là tiền đề cho hơi thở đầu tiên ngay khi bé chào đời và suốt cuộc đời của bé sau này. Vẫn chưa có nghiên cứu nào giải thích được vì sao chứng hen suyễn và dị ứng ở trẻ gia tăng nhưng một nhân tố có liên quan mật thiết đến bệnh suyễn chính là chứng tress ở thai phụ. Vì thế hãy cố gắng thư giãn thật nhiều nếu có thể, tắm nước ấm và massage cũng là những liệu pháp thư giãn tốt cho mẹ. Mắt của bé không ngừng đảo tới, đảo lui trong khoảng 6 tuần nữa trước khi nó đủ hoàn thiện để mở ra. Nếu đây là một bé gái thì ống dẫn trứng và tử cung của bé bấy giờ sẽ định vị ở đúng vị trí của nó. Nếu là bé trai thì tuyến tiền liệt bắt đầu hình thành để làm nhiệm vụ sản sinh tinh dịch và tinh trùng sau này. Nếu có dấu hiệu bất thường đối với các cơ quan sinh dục của bé trai, nên thông báo ngay cho bác sĩ để khi bé ra đời sẽ được tiến hành cắt da quy đầu. Ở trong bụng mẹ, bé nhào lộn, đá, thúc…như là cách tập thể dục để tăng trưởng mỗi ngày. Vào những ngày cuối tuần này bé được khoảng 6 inches (khoảng 15cm) tính từ đầu đến chân.

Tuần thai thứ 18

Thai nhi 18 tuần tuổi

Thai nhi 18 tuần tuổi

Cân nặng và chiều cao bé:

Bé giờ đã nặng khoảng 240g, từ đầu đến chân dài hơn 15cm.

Sự phát triển của bé

Não của bé ở tuần 18 đã bắt đầu phân chia “chuyên môn hóa”. Bạn luôn muốn giao tiếp, chuyện trò với con thì nay thật mừng vì cuối cùng bé cũng đã nghe thấy giọng nói yêu thương của bạn. Nhưng bạn đã nghĩ ra được cái tên đáng yêu nào để gọi bé mỗi khi thủ thỉ chưa?

Giác quan của bé đang phát triển mạnh mẽ! Não bé đã bắt đầu phân chia các khu vực chuyên biệt cho khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác, và xúc giác. Một số nghiên cứu cho thấy rằng lúc này bé đã có thể nghe được giọng nói của bạn, do đó đừng ngại đọc sách thành tiếng, nói chuyện với con, hoặc ngâm nga một giai điệu vui tươi khi cao hứng.

Cánh tay và chân của bé đã cân đối so với phần còn lại của cơ thể. Thận của bé tiếp tục sản xuất ra nước tiểu và tóc bé bắt đầu mọc ra. Một lớp phủ bảo vệ như sáp gọi là chất gây đang hình thành trên da bé để bảo vệ làn da khi mình ngâm trong nước ối mẹ. Bé có thể giật mình trước tiếng còi xe, tiếng sập cửa hoặc tiếng kèn lớn. Bé cũng bắt đầu nghe ngóng nhiều hơn những âm thanh của thế giới bên ngoài. Vì vậy nghe các loại nhạc hòa tấu nhẹ nhàng, thư giãn, hát ru để xoa dịu và dỗ dành bé. Bé đã ngồi được tư thế như đang tập yoga với chiếc lưng thẳng và đôi chân xếp bằng lại. Bé cũng có thể búng, lật, uốn lưng một cách tinh nghịch và duỗi chân, tay một cách dễ dàng. Hầu hết các giác quan của bé đã hoàn thiện, bé đã có thể tự vuốt mặt, sờ khắp thân thể của mình hoặc cọ xát 2 gan bàn chân với nhau. Nếu bé là một cặp song thai, thì theo quy luật tự nhiên chúng sẽ có sự tương tác và đùa nghịch với nhau, thỉnh thoảng còn có cạnh tranh lẫn nhau nữa. Nếu là đơn thai thì bé cũng có thể nháy mắt hoặc đáp trả lại những cử động tương tác bên ngoài của mẹ. Nếu bạn mang song thai dĩ nhiên sẽ tăng cân nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy là những bà mẹ mang song thai nếu tăng cân dưới khoảng 12 kg vào tuần thứ 24 của thai kỳ thì có nguy cơ sẽ sinh non. Bé đã có thể dễ dàng cho tay vào miệng ngậm, đó được xem như là một cách bé tự trấn an mình. Một chất cơ bản màu trắng có tên gọi là bã nhờn thai nhi bắt đầu xuất hiện và bao bọc toàn bộ cơ thể bé. Nó là một lớp nhờn giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé đang ngập trong nước suốt 148 ngày qua. Một vài thai phụ lựa chọn thủ thuật sinh con dưới nước ấm vì họ tin rằng môi trường nước sẽ giúp bé chào đời tốt hơn. Tổng chiều cao và cân nặng của bé phụ thuộc rất nhiều vào dinh dưỡng trong bữa ăn của mẹ. Bạn không thể thay đổi được cách ăn uống trước đó nhưng từ khi có bé, hãy lựa chọn và bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tập trung đầu tư cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Chế độ ăn khi mang thai tuần 16, 17, 18

Trong thời gian này, các chuyên gia khuyến cáo về việc ăn thực phẩm giàu sắt. Sự gia tăng của lưu lượng máu dẫn đến nhu cầu chất sắt cao.

Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn uống sắt khi mang thai nếu cần thiết.

Quan trọng hơn cả, tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn. Ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, bà bầu nạp thêm thức ăn lành mạnh vào cơ thể để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi và buồn ngủ.

Xem tiếp: Thai nhi tuần 19, 20, 21

Lưu ý: Tùy cơ địa mỗi người mà hiệu quả điều trị của thuốc sẽ khác nhau.

Bệnh nhân có thể mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1: Số 482 lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Cơ sở 2: Số 16, lô 1B, Trung Yên 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0225.7300111- 18006834

Bệnh nhân ở xa có thể đặt mua thuốc qua hotline, qua email: thaythuoccuaban01@gmail.com. Hoặc địa chỉ facebook: https://www.facebook.com/Phongkhamdongynguyenhuutoan.thaythuoccuaban/ Qua zalo: 0975537259

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Share this post:

Related Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn

tư vấn sức khỏe trực tuyến