Ba tháng đầu – Vô sinh, vô sinh nam, vô sinh nữ, chữa bệnh vô sinh http://www.vosinh.info Vo sinh, chua benh vo sinh Sat, 28 Nov 2015 03:54:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.2.4 http://www.vosinh.info/wp-content/uploads/cropped-favico-1-32x32.png Ba tháng đầu – Vô sinh, vô sinh nam, vô sinh nữ, chữa bệnh vô sinh http://www.vosinh.info 32 32 Thai nhi tuần 11, 12 – Ăn uống và cân nặng http://www.vosinh.info/thai-ky/ba-thang-dau/su-phat-trien-cua-thai-trong-tuan-9-12-html.html http://www.vosinh.info/thai-ky/ba-thang-dau/su-phat-trien-cua-thai-trong-tuan-9-12-html.html#respond Sat, 28 Nov 2015 03:50:57 +0000 http://www.vosinh.info/?p=4485 Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 12

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 12

Tuần thai thứ 11

Cân nặng và kích thước của bé:

Từ đỉnh đầu đến chỏm mông, em bé tương lai của bạn chỉ mới dài khoảng 5cm và nặng chừng 15g. 

Sự phát triển của bé

Các tế bào thần kinh đang nhân bản nhanh đến chóng mặt, và trong não bé các khớp thần kinh cũng đang hình thành với tốc độ khủng khiếp. Khuôn mặt bé còn giờ đã rất ra dáng người rồi: Hai mắt đã chuyển ra phía trước đầu, và đôi tai đã ở đúng vị trí của chúng. Bé sẽ trải qua vài cơn nấc vào hôm nay, ngay cả khi bạn không nhận thức được chúng. Nấc giúp bé rèn luyện cơ hoành để chuẩn bị cho hoạt động của nó sau này khi hít thở oxy. Em bé bắt đầu thể hiện những đặc điểm trên khuôn mặt, trong đó hẳn sẽ có vài điểm tương đồng với bạn đấy. Bé trông sẽ khác biệt với những bé khác cùng tuổi, từ hình dáng đôi mắt, đôi tai cho đến những đường nét của khuôn mặt. Bé đã bắt đầu có giọng nói! Dây thanh của bé đang hình thành và sẽ tiếp tục hoàn thiện cho đến ngày bé cất tiếng khóc chào đời. Tuyến yên nằm ở sàn não của bé đã đủ tinh vi để giải phóng các nội tiết tố quy định sự phát triển, trao đổi chất, và huyết áp. Bạn hãy ăn thức ăn giàu axit béo omega-3 (ví dụ như cá hồi) vì omega-3 tốt cho não và thị giác của bé. Hệ tiêu hóa của bé đang phát triển nhảy vọt. Từ hôm nay, bé đã có thể hấp thụ glucose và đường cùng với việc chuyển thức ăn qua ruột. Bé đã có thể tập nhún nhảy bên trong tử cung của mẹ. Bé có thể duỗi gập cánh tay và xoay trở cơ thể với chuyển động đáng ngạc nhiên và duyên dáng. Mỗi lần bạn ho, cười to, hắt hơi hoặc đi lại, bé lại đu đưa tới lui do những làn sóng nước ối trong tử cung của mẹ.

Bạn nên cung cấp fluor cho bé bằng cách ăn táo hoặc uống nước máy đun sôi để nguội. Bạn đang giúp bé của mình có được một hàm răng khỏe trong tương lai. 60g là lượng chất đạm mỗi ngày bạn cần bổ sung để giúp phát triển các mô của bé. Thịt gà, trứng, cá, các loại hạt và đậu đều là những nguồn chất đạm tuyệt hảo. Hãy kết hợp các nguồn này trong 3 bữa ăn mỗi ngày của mẹ, ví dụ như trứng luộc vào bữa sáng và gà nấu đậu vào bữa trưa.

Bạn hãy chọn những đồ ăn vặt giàu chất xơ và canxi (như táo và pho-mát) vừa ngon lành vừa có giá trị dinh dưỡng cho bé

Tuần thai thứ 12

Cân nặng và kích thước của bé:

Bé lúc này dài khoảng gần 8cm và nặng gần 30g. Bé lúc này đã dài khoảng 7,5cm tính từ đỉnh đầu đến mông.

Sự phát triển của bé

Dấu vân tay đã hình thành trên các đầu ngón tay nhỏ xíu của bé, các tĩnh mạch và cơ quan có thể nhìn rõ qua lớp da vẫn còn rất mỏng, và thân mình bé đang tăng tốc để bắt kịp với đầu bé – bằng 1/3 cơ thể bé lúc này. Nếu bạn đang mang bầu bé gái, bé giờ đã có hơn 2 triệu quả trứng trong buồng trứng. Khi bạn nhấn vào chỗ nào đó trên bụng, bé có thể sẽ phản hồi bằng cách ngọ nguậy. Bé đã có những phản xạ mới. Nếu bạn có thể cọ cọ vào lòng bàn tay bé, bé có thể sẽ nắm các ngón tay lại quanh tay mẹ. Nếu bạn cọ vào lòng bàn chân, bé sẽ quắp các ngón chân lại. Cơ thể bé lúc này được phủ một lớp lông tơ có nhiệm vụ duy trì thân nhiệt ổn định cho bé. Bố và bạn hãy cùng viết ra những điều mình hy vọng và mơ ước về bé, so sánh hai danh mục để tìm ra những mong muốn chung mà bố mẹ trông đợi ở con nhé. Đầu bé giờ đã cân xứng hơn với thân mình. Từ tỉ lệ chiếm ½ chiều dài cơ thể, đầu bé giờ chỉ còn bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Nhiều bố bạn nghĩ đến việc tham gia bảo hiểm giáo dục cho con ngay khi bé vẫn còn nằm trong bụng bạn nhằm đảm bảo tài chính lâu dài cho đến khi bé hoàn tất các cấp học. Nếu bạn nằm số các bố mẹ này, hãy bắt đầu nghiên cứu các chương trình bảo hiểm để lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất với gia đình. Nếu bé là bé gái, bé đã có đến 2 triệu quả trứng bên trong buồng trứng. Thêm một phần bổ sung bông cải xanh vào bữa ăn kế tiếp của bạn để tăng lượng dự trữ canxi cho bé. Nếu bạn không thích bông cải xanh, pho-mát đun chảy dùng trong các món âu cũng có thể là một thay thế thú vị. Dấu vân tay của bé đã hoàn chỉnh và đặc trưng của riêng mình bé. Không chỉ thân mình bé đang dần bắt kịp và cân xứng với đầu bé, mắt bé cũng chuyển lại gần nhau hơn trên khuôn mặt và tai đã ở đúng chỗ của mình.

Chế độ ăn thai nhi tuần 11,12

Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Bạn nên tăng khoảng 0,4-1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg.

Lời khuyên bổ ích cho những tuần này:

  1. Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
  2. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.
  3. Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.

Xem thêm: thai nhi tuần 13, 14, 15

]]>
http://www.vosinh.info/thai-ky/ba-thang-dau/su-phat-trien-cua-thai-trong-tuan-9-12-html.html/feed 0
Tuần thai nhi 8, 9, 10 – Ăn uống và cân nặng http://www.vosinh.info/thai-ky/ba-thang-dau/tuan-thai-thu-8-9-va-10.html http://www.vosinh.info/thai-ky/ba-thang-dau/tuan-thai-thu-8-9-va-10.html#respond Sat, 28 Nov 2015 03:43:29 +0000 http://www.vosinh.info/?p=4481 Sự phát triển của thai nhi tuần 8

Sự phát triển của thai nhi tuần 8

Tuần thai thứ 8

Cân nặng và kích thước của bé: 2,5cm và chỉ nặng vài gam.

Lúc này bé con đã bắt đầu trông giống người hơn; bạn thì vẻ ngoài tuy chưa rõ là một thai phụ nhưng những dấu hiệu mang thai đã trở nên rõ ràng. Ngoài sự khổ sở bởi những cơn nghén và cảm xúc thất thường, nhiều bà mẹ trẻ còn đau đầu bởi việc nghĩ xem đã nên thông báo tin vui mình đang có cho đồng nghiệp hay chưa…

Bé bắt đầu trông giống người hơn, các bộ phận chính của cơ thể đã phân chia đâu vào đó dù sẽ còn phải hoàn thiện rất nhiều trong những tháng tới. Tim bé đã chia thành 4 ngăn và các van tim đã bắt đầu hình thành; tương tự là các chồi răng nhỏ xíu. Cái “đuôi” bào thai đã hoàn toàn biến mất.

Các cơ quan, cơ bắp và các tế bào thần kinh đang phát triển nhanh. Cơ quan sinh dục ngoài đã hình thành nhưng chưa đủ để phân biệt được bé trai hay bé gái cho đến vài tuần nữa. Hai mắt bé đã thành hình, tuy nhiên mí mắt lúc này vẫn đóng chặt và chỉ có thể hé mở khi đến tuần thai thứ 27. Bé cũng có đôi vành tai nhỏ xíu, cùng với miệng, mũi và lỗ mũi có thể phân biệt được. Nhau thai cũng đã phát triển đủ để đảm nhận hầu hết việc sản sinh nội tiết tố. Cơ thể bé đã hoàn tất phần cấu tạo lý tính và đã sẵn sàng để tăng cân rất nhanh.

Bé lúc này dài hơn 2.5cm và có kích cỡ bằng một hạt đậu, trông khá là giống một củ đậu phộng, cả trọng lượng cũng khoảng đó. Ngay cả với siêu âm, cũng rất khó để thấy rõ bộ phận sinh dục và xác định giới tính của bé.

Bạn có lẽ muốn nằm nghiêng khi ngủ trong suốt thai kỳ. Nằm sấp sẽ sớm trở nên rất không thoải mái và về cuối thai kỳ thì nằm ngửa cũng vậy. Hãy thử tư thế nằm nghiêng về bên trái, tư thế này giúp máu đến nuôi bé được dồi dào hơn.

Bé lúc này đã bớt giống một động vật lưỡng cư và giống một con người hơn. Giữa các ngón tay không còn có màng nữa và đuôi đã biến mất.

Nếu bạn không nạp đủ lượng kẽm trong thai kỳ (khoảng 15mg/ngày), bé dễ có nguy cơ bị sinh non. Những nguồn kẽm tốt nhất gồm có: lúa gạo, mầm lúa mì, trứng, cá, thịt, gia cầm và bắp rang.

Em bé giờ đã được lập trình mọi bộ phận và xương mà bé sẽ cần như một người trưởng thành. Bé đã có thể giao kết các cơ.

Nếu bạn trên 35 tuổi hoặc gia đình có bệnh sử gia đình đáng lưu ý, hãy nói với bác sĩ về xét nghiệm dị tật bẩm sinh giai đoạn đầu của thai kỳ (CVS). Bạn cần thực hiện chẩn đoán này từ tuần thứ 8-10 của thai kỳ để phát hiện nhiễm sắc thể bất thường như hội chứng Down và các bệnh di truyền như u xơ với độ chính xác đến 98-99%.

Bé đã phát triển những ưu tiên thực phẩm của riêng mình. Lưỡi của bé đã được bao phủ bởi các nụ vị giác. Một ngày nào đó, bé sẽ cho bạn biết rành mạch rằng bé thích món nào và không thích món nào.

Các khớp xương của bé giờ đã hoạt động và bé chắc chắn sẽ rất thích thú với những khúc cong lạ lùng của đầu gối, khuỷu tay, vai, mắt cá, cổ tay và chuyển động tự do trong túi ối.

Các loại trà thảo dược được xem là rất tốt cho sức khỏe và giúp thư giãn, tuy nhiên nếu dùng trà thảo dược trong thai kỳ, bạn cần nghiên cứu các thông tin liên quan xem loại thảo dược nào được phép và loại thảo dược nào nên kiêng cữ trong thời gian mang thai.

Trái tim nhỏ của bé giờ đây đã có 4 ngăn và được ngăn bởi những cái van nhỏ xíu. Cơ thể của bé lúc này cỡ bằng một quả nho, dài dần 4cm.

Tuần thai thứ 9

Cân nặng và kích thước của bé:

Kích cỡ chỉ khoảng 3cm từ đỉnh đầu đến mông và nặng chưa đến 7g.

Tuần này, bé đã bước qua giai đoạn bào thai với các phần quan trọng nhất đã hình thành đầy đủ. Lúc này, bé to bằng một quả quất còn tử cung của bạn đã phình lên bằng cỡ một quả bưởi chùm. Bạn có thể nghe được tim thai của bé trong lần khám thai của tuần này.

Đây là lúc bắt đầu của giai đoạn bào thai, khi các mô và cơ quan trong cơ thể phát triển nhanh chóng và hoàn thiện chức năng.

Các cơ quan quan trọng gồm thận, ruột, não và gan (hiện đang sản xuất hồng cầu thay cho túi noãn đã tiêu biến) – đều đã vào vị trí và bắt đầu nhiệm vụ của mình mặc dù chúng sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Những chiếc móng nhỏ xíu trên ngón tay và ngón chân của bé bất đầu hình thành (lúc này không còn màng nữa) và lông tơ bắt đầu mọc trên làn da mong manh của bé. Các khớp của bé giờ đây đã có thể gập duỗi được. Bàn tay bé lúc này co lại trước ngực và bàn chân có thể đủ dài để chạm được đến phía trước cơ thể. Hình dáng cột sống của bé cũng có thể thấy rõ qua lớp da mờ, và các dây thần kinh cột sống bắt đầu tỏa ra từ tủy sống. Trán bé tạm thời phình to với bộ não đang phát triển ở vị trí rất cao trên đầu, phần đầu bé lúc này có kích cỡ bằng ½ chiểu dài của cơ thể. Tính từ đỉnh đầu cho đến chóp mông, bé lúc này dài khoảng hơn 3cm, nhưng chỉ trong vài tuần tới đây, bé sẽ đạt gấp đôi kích thước – khoảng 7cm.

Thời điểm này dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong suốt thai kỳ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn cần nạp vào 400mg axit folic mỗi ngày để giảm thiểu đến 75% nguy cơ dị tật ống thần kinh – như dị tật nứt đốt sống. Trái tim của bé đã có hình dạng hoàn chỉnh và đập khoảng 140 nhịp / phút. Nhịp tim bào thai trong khoảng 110-160 nhịp / phút (nhanh gần gấp đôi nhịp tim của mẹ). Nhịp tim thai chậm hoặc nhanh hơn ngưỡng này đều là vấn đề. Vì não bé phát triển rất nhanh, đầu bé vẫn lớn hơn khá nhiều khi so sánh với phần cơ thể còn lại. Có một chỗ phình ra ở phía trước đầu bé để cung cấp không gian cho não phát triển. Bạn sẽ phải đến thăm khám ở dịch vụ sản phụ khoa hoặc hộ sinh một lần mỗi tháng trong giai đoạn này của thai kỳ. Sau 26 tuần thai (28 tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối), bạn sẽ phải khám thai mỗi 2 tuần. Từ tuần 36, bạnphải khám thai hàng tuần. Mi mắt của bé lúc này che phủ mắt bé và luôn đóng. Chúng sẽ mở ra lần đầu vào tuần thai thứ 23. Có lẽ còn khá sớm để bạnnghĩ đến việc chăm sóc bé con, nhưng nếu bạnxác định đi làm trở lại sau khi nghỉ sinh thì không bao giờ là quá sớm cả. Các nhà trẻ hoặc dịch vụ trông trẻ luôn trong tình trạng quá tải và bạnnên nghĩ đến chuyện ghi danh đăng ký cho con mình sớm để tránh phải đau đầu khi gần đến ngày đi làm mà không tìm được chỗ gửi con. Bàn chân của bé giờ dài khoảng 2,5mm và đã có thể đạp được rồi. Bạn đã là người đồng hành tin cậy của con được hơn 60 ngày rồi. Thời gian khởi đầu và kết thúc của thai kỳ luôn là khó khăn nhất, hãy tự hào rằng đã rất mạnh mẽ với những cố gắng về cả thể chất lẫn tinh thần và đã làm được nhiều điều tuyệt với cho con suốt chặng đường này. Bé bắt đầu mọc móng tay, móng chân và tóc vào ngày hôm nay. Bé đã dài hơn 5cm và có kích thước bằng một quả chanh. Trọng lượng của bé lúc này khoảng 7gr. Trọng lượng của bé từ giờ sẽ thay đổi đáng kể hàng tuần. Việc thụt rửa khi bạn không mang thai vốn dĩ đã rất nguy hại – nó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, nhưng thụt rửa khi bạn đang mang thai lại càng nguy hại hơn, nó liên đới đến khả năng sinh non và trẻ sơ sinh thiếu cân.

Tuần thai thứ 10

Cân nặng và kích thước của bé:

Lúc này dài gần 8cm và cỡ bằng một trái sung, giờ đã hầu như thành hình.

Con yêu lúc này hầu như đã thành hình và có thể cử động được rồi bạn ạ. Đối với bạn, các triệu chứng ốm nghén đang giảm dần nhưng một số triệu chứng khó chịu khác của thai kỳ có thể xuất hiện. Bạn cũng cần rất thận trọng với việc ăn uống của mình trong thai kỳ.

 Hai bàn tay của bé sẽ sớm xòe và nắm thành nắm đấm, những chồi răng tí xíu bắt đầu xuất hiện bên dưới nướu răng, và một số xương bắt đầu cứng lại.

Bé đã khá bận rộn với việc vung tay vung chân và những cử động rất nhỏ nhưng đầy nỗ lực này khiến bé trông như đang múa ba-lê trong nước. Các cử động này sẽ thường xuyên hơn khi cơ thể bé phát triển, và cũng phức tạp và có chủ ý hơn. Bạn sẽ không cảm thấy bé đang nhào lộn trong bụng mình cho đến 1-2 tháng nữa, cũng như không nhận thấy những cú nấc có thể đang xảy ra vì cơ hoành của bé đang hình thành. Bé đã có thể ngọ nguậy ngón chân vì chúng đã được tách rời. Ngâm mình trong nước nóng trên 380C có thể gây nguy cơ dị tật ống thần kinh của bé và khả năng sẩy thai. Tắm hơi ướt, xông khô và tắm bồn nóng là cách tận hưởng tuyệt vời nhưng chỉ là khi bạn không mang một em bé trong mình. Nếu bạn không chắc chắn được về nhiệt độ nước tắm, hãy cẩn trọng, ngừng lại trước khi da bạn ửng đỏ hoặc toát mồ hôi. Xương của bé đã cứng và chắc khỏe hơn. Da bé, trái lại, khá mỏng và trong suốt đến độ có thể nhìn thấy xương bên trong. Nếu bạn lựa chọn thực hiện sàng lọc sớm ngay trong giai đoạn đầu mang thai bao gồm xét nghiệm máu đặc biệt và siêu âm, bác sĩ có thể ước đoán khả năng bé mang các hội chứng Down hoặc Edwards. Nếu kết quả cho thấy khả năng đủ cao, bạn có thể phải trải qua các xét nghiệm sâu hơn – có thể phải xâm lấn và gây ra một số rủi ro với em bé đang lớn. Khi bạn quyết định thực hiện các xét nghiệm và sàng lọc trước khi sinh, hãy luôn cân nhắc giữa rủi ro và giá trị của kết quả xét nghiệm. Cơ quan sinh dục ngoài của bé đã tạo hình gần như hoàn chỉnh. Trong khoảng 7 tuần nữa, kỹ thuật siêu âm đã có thể chỉ ra bạn đang mang thai bé trai hay bé gái. Nếu bạn không biết một bài hát ru hoặc bài ca êm dịu tình cảm nào, hôm nay là một ngày để bạn có thể in ra lời vài bài hát yêu thích. Ngay cả khi còn trong bụng mẹ, bé vẫn được vỗ về từ chất giọng của mẹ. Tưởng tượng xem giọng hát của bạn an ủi bé thế nào khi bé phải thay đổi từ trong dạ con yên ấm của bạn ra thế giới sôi động bên ngoài. Chuyển động của bé càng lúc càng khác nhau. Bé có thể nhẹ nhàng nhấn bàn tay mình vào miệng hoặc giơ nắm đấm và giữ phía trước như một võ sĩ quyền anh. Bạn có thể rất mê món sushi trước khi mang thai, nhưng giờ đây thì hãy tìm một món khác, cá sống là món cấm kỵ trong thai kỳ. Cá sống là mảnh đất màu mỡ cho các sinh vật ký sinh và / hoặc vi khuẩn listeria. Nếu bạn không thể đợi 29 tuần nữa để ăn sushi, hãy kiềm chế bản thân với lựa chọn rau củ hoặc sushi chín. Bé đã hành động như là trẻ sơ sinh. Nếu bạn có thể nhìn thấu bên trong tử cung, bạn sẽ thấy bé nuốt, ngáp và ngậm ngón tay. Nạp vào canxi là việc thiết yếu giúp cho xương và răng của bé khỏe. Ăn nhẹ bằng các chế phẩm từ sữa như pho mát và sữa chua và uống nhiều sữa là những cách tốt nhất để tăng cường canxi. Đây là một gợi ý cho bạn biết bạn cần nạp vào bao nhiêu một ngày, 3 tách sữa hoặc sữa chua là đủ thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của mẹ. Ruột của bé khá dài vì chúng cần phát triển bên ngoài cơ thể bé, kéo dài thành dây rốn. Ngày hôm nay, phần ruột này đã tìm được một nơi chốn hợp lý bên trong cơ thể bé. Bé giờ đã dài hơn 6cm tính từ đỉnh đầu đến mông và nặng chừng 28-30gr.

Chế độ ăn uống khi mang thai trong tuần 8, 9, 10

Nếu những tuần trước vẫn chưa ăn đúng cho lắm, không sao, bạn có thể cho vào quỹ đạo từ bây giờ. Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Bạn nên tăng khoảng 0,4-1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg.

Lời khuyên bổ ích cho những tuần này:

  1. Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
  2. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.

Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.

]]>
http://www.vosinh.info/thai-ky/ba-thang-dau/tuan-thai-thu-8-9-va-10.html/feed 0
Thai nhi tuần thứ 5, 6, 7 và chế độ ăn hợp lý http://www.vosinh.info/thai-ky/ba-thang-dau/qua-trinh-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-thu-5-8.html http://www.vosinh.info/thai-ky/ba-thang-dau/qua-trinh-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-thu-5-8.html#respond Sat, 28 Nov 2015 03:39:34 +0000 http://www.vosinh.info/?p=4475 Tuần thai thứ 5

Thai phát triển ở tuần 5

Thai phát triển ở tuần 5

Trong tuần này, bé bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai. Tuần này bé đã một cái đầu to quá khổ cùng những điểm tối – chính là vị trí mà mắt và mũi bé đang hình thành. Đôi tai mới nhú của bé lúc này được đánh dấu bởi những điểm lõm nhỏ hai bên đầu; tay và chân của bé cũng đang nhô ra. Tim bé lúc này đập khoảng 100-160 nhịp/ phút và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé. Ruột của bé đang phát triển, các búp mô sẽ phát triển thành phổi đã xuất hiện, tuyến yên đang hình thành, phần còn lại của não bộ, cơ bắp và xương bé cũng vậy. Lúc này, bé dài khoảng 6mm. Tim bé đã đập bình thường từ ngày này, bơm một lượng máu nhỏ xuyên suốt hệ mạch máu mới hình thành của bé. Những phần tách biệt của não bé bắt đầu hình thành và tự phân loại.

Tránh dùng aspirin, ibuprofen và bất cứ loại thuốc không thật cần thiết nào trong suốt thai kỳ. Aspirin và thuốc kháng viêm đều liên quan đến nguy cơ sẩy thai và dị tật tim ở bé. Ibuprofen dùng trong giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối) thậm chí còn rủi ro hơn vì chúng có thể dẫn đến cạn ối rất nguy hiểm. Nếu bạn cần giảm đau, hãy trung thành với acetaminophen hoặc hỏi bác sĩ để được kê các loại thuốc phù hợp cho thai phụ. Thận của bé bắt đầu phát triển và chẳng bao lâu nữa sẽ sản xuất ra những giọt nước tiểu nhỏ li ti.

Kiểm soát lượng caffeine (1 hoặc 2 tách / ngày) để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bé yêu. Tốt nhất là mẹ nên hạn chế chất caffeine ngay từ đầu thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa lượng caffeine cao trong thai kỳ và tình trạng bé sinh ra thiếu cân.

Cánh tay nhỏ xíu của bé và cái chân mới nhú đã rõ ràng hơn. Chỉ trong vài tuần nữa, bé sẽ có thể cử động được chân tay. Cơ quan sinh dục của bé bắt đầu hình thành. Các tế bào tạo thành trứng và tinh trùng trong cơ thể bé trai và bé gái đang tạo nên những bộ phận này theo cách riêng của chúng. Lúc này bé đã dài được 0.6cm.

Tuần thai thứ 6

Sự phát triển của thai nhi tuần 7

Sự phát triển của thai nhi tuần 7

Sang tuần thứ 6, cơ thể của con bạn đã dần thành hình rõ ràng hơn, bụng bạn cũng đã to lên gấp đôi so với trước. Và vài tuần tới đây là thời gian lý tưởng để bạn đến các cơ sở y tế cho buổi khám thai đầu tiên. Điểm nóng tuần này là bàn tay và bàn chân của bé đang nhú ra từ cánh tay và cẳng chân – dù lúc này chúng trông giống những mái chèo hơn là những búp măng nhỏ xíu mũm mĩm. Về lý thuyết, con bạn bây giờ mới chỉ được xem là một phôi thai với cái đuôi nhỏ là phần kéo dài của xương cụt. Chiếc đuôi này sẽ biến mất trong vài tuần nữa. Em bé tăng gấp đôi kích thước so với tuần trước và dài khoảng 1,2cm. Nếp gấp mí mắt đang bao phủ một phần mắt bé – lúc này đã thể hiện một chút màu sắc nào đó – cũng như chóp mũi của bé và các mạch máu bên dưới làn da mỏng như giấy. Cả hai bán cầu não của bé đang phát triển; gan của bé đang sản sinh ra các tế bào hồng cầu cho đến khi tủy sống hình thành và tiếp quản vai trò này. Bé cũng có ruột thừa và tuyến tụy là nơi sẽ sản xuất ra insulin để hỗ trợ tiêu hóa. Một vòng xoắn từ ruột bé đang lồi thành dây rốn với các mạch máu riêng biệt làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và dưỡng chất đi khắp cơ thể nhỏ bé. Cánh tay của bé đang dài ra và bạn có thể phân biệt được cẳng tay và cánh tay. Phần vai cũng đã có thể phân biệt được. Bàn tay hình mái chèo của bé đã bắt đầu tách ngón, với những nét hằn mờ của năm ngón tay trên mỗi bàn tay. Bạn hãy bắt đầu nghĩ đến chuyện bạn sẽ chọn phòng nào cho bé hoặc đặt giường cũi của bé ở đâu. Bé mới sinh sẽ mất ít nhất vài tuần đầu tiên ở cùng phòng với bố mẹ hoặc có thể là ngủ cùng giường với mẹ, nhưng nên sớm tách bé ra và dành một không gian riêng cho bé. Màu mắt của bé đang chầm chậm định hình trong ngày hôm nay. Mắt của bé sẽ luôn mở vào thời điểm này trong sự phát triển của bé, mi mắt sẽ hình thành trong khoảng vài tuần nữa.

Làm việc không gây hại cho bé trong bụng bạn, trừ khi bạn phải vận động thể chất nặng hoặc tiếp xúc với hóa chất, chì và tia X.

Trong khoảng 48 giờ, não bé phát triển nhảy vọt và đạt kích thước lớn hơn đến 25% so với trước đó. Các chuyên gia ước lượng não bé tăng trung bình ¼ triệu nơ-ron thần kinh mỗi phút.

Lúc này, lỗ mũi của bé đang mở dần, các tế bào tập hợp quanh các vành của lỗ mũi sẽ phát triển thành chiếc mũi xinh của bé sau này. Trong khi các loại cá có nhiều ích lợi về dinh dưỡng cho em bé trong bụng mẹ, FDA khuyên các bạn mang thai nên tránh ăn cá mập, cá kiếm, và cá thu lớn do có chứa nhiều thủy ngân. Cá ngừ vằn có thể ăn nhưng với hạn chế (tối đa khoảng 150gr/tuần). Tốt nhất là bạn nên ăn nhiều loại thủy sản có nồng độ thủy ngân thấp như tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi,

Chân bé giờ đây đã dài ra và trông giống cái chân hơn là chồi cây, những đường nét của bắp đùi, đầu gối và bàn chân đã có thể nhìn thấy được.

Tuần thai thứ 7

Trong tuần này, tuy có thể vẫn chưa cảm nhận được những chuyển động của đứa con trong bụng, nhưng chắc chắn bạn đã thấy tức ngực hay buồn tiểu nhiều… Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà bạn có thể yên tâm. Nhưng để cẩn thận, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện những xét nghiệm tiền sản cần thiết để theo dõi và đảm bảo tình hình sức khỏe của cả mẹ và con.

Trong tuần này, các ngón tay và ngón chân có màng sẽ chòi ra từ bàn tay và bàn chân của con bạn, mí mắt đã thực sự bao trùm cầu mắt của bé, khí quản được nối dài từ cổ họng đến các thùy phổi đang phát triển, và cái “đuôi” nhỏ đã tiêu mất. Trong não bộ của bé, các tế bào thần kinh đang tạo nhánh và kết nối với nhau tạo nên các trục thần kinh nguyên thủy. Bạn đã có thể mơ mộng đến chuyện bé là con trai hay con gái nhưng lúc này bộ phận sinh dục của bé chưa phát triển đủ để có thể nhận biết được giới tính. Dù là trai hay gái thì bé con lúc này cũng có kích cỡ bằng một hạt đậu tây, phát triển và di chuyển không ngừng tuy bạn chưa thể cảm nhận được.

Miệng của bé đã có môi và bắt đầu hình thành lưỡi trong ngày hôm nay, việc lưu trữ tế bào gốc dây rốn của trẻ khi sinh ra đã trở nên phổ biến và trở thành một hình thức bảo hiểm sinh học cho bé về sau và cả người thân trong gia đình. Ngay từ lúc này, bạn có thể tìm hiểu phương pháp này và quyết định đăng ký lưu tế bào gốc dây rốn của bé tại các ngân hàng tế bào gốc dây rốn.

Những nụ răng đã xếp hàng bên trong miệng của bé, chúng chính là khởi đầu cho những chiếc răng nguyên thủy của bé. Bạn có thể sẽ không thấy răng của bé xuất hiện cho đến khi bé được sáu tháng tuổi.

Với các mẹ đang làm việc toàn thời gian, đây là lúc mà bạn nghiên cứu về các chế độ bảo hiểm và nghỉ thai sản. Hãy chắc rằng tổ chức nơi bạn làm việc thực hiện nghiêm túc chế độ thai sản và tạo điều kiện cho bạn nghỉ sinh và trở lại công việc sau sinh.

Bé đang phát triển khả năng khóc. Tuyến lệ bắt đầu hình thành trong khóe mắt của em bé. Đây là tuần mà hầu hết các thai phụ sẽ đến các dịch vụ sản phụ khoa để thăm khám và đảm bảo rằng em bé trong bụng vẫn đang khỏe mạnh. Chăm sóc thai sản sớm là việc làm tiên quyết đến sức khỏe của em bé, vì vậy hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ, nếu như bạn đã sẵn sàng. Ngón tay của bé lúc này đã dài hơn và trông ra dáng ngón tay hơn, sẽ không lâu nữa, một kiểu dấu vân tay sẽ xuất hiện trên 10 đầu ngón tay của bé. Đừng ngại ăn đồ béo khi bạn đang mang thai. Bạn nên tiêu thụ những loại chất béo tốt từ cá, các loại hạt, quả bơ, dầu thực vật. Các chất béo tốt này giúp xây dựng não bộ và hệ thần kinh của bé.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần 5, 6, 7

Tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều bạn cần rất quan tâm. Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg, hoặc chỉ cần 0,4kg-1,7kg nếu chứng ốm nghén diễn ra thường xuyên.

Bạn không nhất thiết phải ăn gấp đôi, nhưng phải ăn nhiều hơn để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300. Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình.

Thực phẩm trong chế độ ăn uống dành cho bà bầu nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày, đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.

Xem tiếp: thai tuần 8, 9, 10

]]>
http://www.vosinh.info/thai-ky/ba-thang-dau/qua-trinh-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-thu-5-8.html/feed 0
Thai nhi tuần 2, 3, 4 và chế độ ăn uống http://www.vosinh.info/thai-ky/ba-thang-dau/su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-2-4-html.html http://www.vosinh.info/thai-ky/ba-thang-dau/su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-2-4-html.html#respond Sat, 28 Nov 2015 03:32:08 +0000 http://www.vosinh.info/?p=4471 Sự phát triển của thai nhi tuần 2

Sự phát triển của thai nhi tuần 2

Thai nhi ở tuần 2:

Vào thời điểm này Phôi thai đã bám vào thành tử cung của bạn. Bé đã bắt đầu giao tiếp với bạn qua sự trao đổi chất rất nhỏ mà mẹ chưa thể nhận thấy được nhưng bạn đã có thể biết sự hiện diện của bé trong thời gian này qua dấu hiệu 2 vạch que thử thai.

Em bé giờ mới chỉ là một quả bóng nhỏ với vài trăm tế bào phân chia nhanh chóng. Khi trứng làm tổ trong tử cung, một phần của nó sẽ phát triển thành nhau thai và sản sinh nội tiết tố hCG. Nội tiết tố này sẽ báo cho buồng trứng ngừng rụng trứng nhưng tiếp tục sản xuất estrogen và progesterone để duy trì màng đệm tử cung với trứng đang cư ngụ trên đó. Tại thời điểm này, một xét nghiệm đơn giản bằng que thử tại nhà đã có thể cho bạn biết tin vui, nhưng thường thì nên đợi thêm vài ngày nữa để kết quả chính xác hơn.

Nước ối bắt đầu tích tụ quanh phôi thai tạo thành túi ối – là chiếc đệm êm ái bé trong những tháng và tuần tiếp theo trong bụng mẹ. Ngay lúc này, phôi thai đã trao đổi chất với cơ thể mẹ: lấy oxy và chất dinh dưỡng, rồi “trả” chất thải qua hệ tuần hoàn sơ khai được tạo thành bởi các mao mạch li ti nối giữ em bé với các mạch máu trên thành tử cung. Nhau thai sẽ không ngừng phát triển để tiếp nhận nhiệm vụ này vào cuối tuần tới.

Tuần thai thứ 3 thai kỳ

Sang tuần thứ ba, bé đã là một phôi thai liên kết với mẹ thông qua nhau thai và dây rốn đang hình thành. Kết quả thử thai bằng que thử lúc này khá chính xác, lúc này người mẹ nên cẩn trọng với việc ăn uống nghỉ ngơi tránh ảnh hưởng tới thai. Ở tuần 3 bé vẫn còn có kích thước khá nhỏ, gồm có hai lớp: ngoại bì và nội bì. Từ bây giờ cho đến tuần thai thứ 10, tất cả các cơ quan của bé sẽ bắt đầu phát triển, một số thậm chí còn bắt đầu thực hiện luôn chức năng của mình. Vậy nên đây là thời kỳ bé dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây cản trở sự phát triển của mình nhất trong giai đoạn bào thai. Nhau thai sơ khai cũng có cấu tạo hai lớp và đang đào hang vào thành tử cung, tạo không gian cho máu lưu thông nhằm phát triển thành nhau thai hoàn thiện – có vai trò cung cấp oxy và dinh dưỡng cho em bé.

Xuất hiện cùng thời điểm còn có túi ối sẽ che chở cho bé trong suốt thai kỳ, nước ối bao bọc làm đệm cho bé phát triển, túi noãn sản sinh hồng cầu cho bé và vận chuyển dinh dưỡng cho bé cho đến khi nhau thai đã hoàn thiện để thực hiện nghĩa vụ của mình.

Trong quá trình phát triển trong thời gian này, các tế bào của bé phân thành ba lớp riêng biệt, tất cả đều có nhiệm vụ riêng. Lớp đầu tiên sẽ hình thành nên não, dây sống, dây thần kinh và da của bé. Cơ thể của bé gồm ba lớp tế bào có hình dạng hơi giống cái khiên, nở ở phần đầu và hẹp ở phần dưới – đây là hình dạng của phôi thai 8 ngày tuổi. Toàn bộ mạng lưới tế bào đã vào đúng vị trí, sẵn sàng hình thành nên hệ tiêu hóa, gan và tuyến tụy. Vào ngày thứ 11, các tế bào tận tụy bắt đầu tạo thành trái tim, các mạch máu, cơ và khung xương của em bé. Cơ thể của bé trông đã giống một cơ thể hơn. Nếu mẹ có thể thấy bé, bé trông giống hình giọt nước lộn ngược. Hình tròn phía trên chính là đầu bé và chóp nhọn của hình giọt nước là phần mông bé. Sau đó các tế bào nhóm lại với nhau suốt theo trung tâm của cơ thể bé và tạo thành một đường ống gọi là ống thần kinh. Đây là lúc mà bé yêu bắt đầu có trí não và hệ thần kinh. Vào ngày 21 thai kỳ trái tim bé đã được thành hình! Một nhóm tế bào di chuyển thành hình chữ U ở vùng sẽ trở thành ngực bé sau này. Chỉ vài tuần sau ngày hôm nay, trái tim bé bỏng của bé sẽ bắt đầu đập.

Tuần thai thứ 4

Em bé của bạn đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Tuy vậy thế giới bên ngoài vẫn chưa thấy được bất kỳ dấu hiệu nào về những biến chuyển ngoài sức tưởng tượng đang diễn ra bên trong cơ thể bạn đâu – trừ khi lúc này bạn đã ý thức được việc mình có thai và thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh một cách đáng ngạc nhiên.

Sâu bên trong tử cung của bạn, phôi thai đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Tại thời điểm này, bé lớn bằng một hạt vừng (mè) và trông giống một chú nòng nọc hơn là một con người. Bé hiện tại được cấu tạo bởi ba lớp – ngoại bì, trung bì và nội bì – mà sau này sẽ tạo thành tất cả các cơ quan và mô.

Ống thần kinh – từ đây não bộ, dây sống, tế bào thần kinh và cột sống của bé sẽ được tạo thành – đang bắt đầu phát triển ở lớp ngoại bì trên cùng. Lớp này còn tạo thành da, tóc, móng, tuyến vú, tuyến mồ hôi và men răng. Tim và hệ tuần hoàn của bé cũng bắt đầu hình thành ở lớp trung bì. (Trên thực tế, tuần này, trái tim tí hon đã bắt đầu chia ngăn, đập và bơm máu.) Lớp trung bì cũng tạo nên cơ bắp của bé, sụn, xương và các mô dưới da. Lớp thứ ba, còn gọi là lớp nội bì, sẽ là nền tảng của phổi, ruột, hệ bài tiết sơ khai cũng như tuyến giáp, gan và tuyến tụy. Trong lúc này, nhau thai và dây rốn sơ khai đã bắt tay vào việc vận chuyển dinh dưỡng và oxy cho bé của mình.

Những biến chuyển của bé trong tuần thai thứ 4: Hệ thống mạch máu của bé đã hình thành ở mức ban sơ. Một hệ tế bào tạo thành các ống với nhiệm vụ vận chuyển máu đi khắp cơ thể bé bỏng của bé. Nhau thai đang dần hoàn thiện để tham gia vào hệ thống hỗ trợ cho bé, sẵn sàng cho việc cung cấp dưỡng chất và oxy cho em bé trong suốt thời gian bé ở trong bụng mẹ. Tốt nhất là nên bắt đầu bổ sung các vitamin tiền sinh sản ngay khi bạn, quyết định mang thai. Nếu mẹ chưa có thói quen bổ sung vitamin hàng ngày, thì hãy bắt đầu ngay từ ngày này. Để nhắc nhở bản thân uống vitamin, hãy đặt chúng trong tầm mắt hoặc gần bàn chải đánh răng hoặc những nơi mà bạn chắc chắn sẽ phải nhìn đến mỗi ngày. Đầu bé bắt đầu phát triển khá nhanh và sẽ lớn bất cân xứng trong một khoảng thời gian. Lúc này, trông bé hơi giống một con nòng nọc. Bạn có thể sốt ruột muốn đến bác sĩ thăm khám, nhưng các dịch vụ y khoa nên để sau 8 tuần kể từ kỳ kinh nguyệt cuối. Mắt và tai của bé bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 19. Bạn sẽ không thể biết được màu mắt thật của bé cho đến vài tháng sau khi bé được sinh ra. Nhuộm tóc trong thời gian mang thai có thể gây hại cho thai nhi, hầu hết bác sĩ khuyên bạn nên ngừng nhuộm màu tóc cho đến sau khi sinh con. Chồi tay và chân của bé bắt đầu nhú ra chậm rãi và khung xương của bé lúc này đã bắt đầu thành hình. Lúc này bé dài khoảng 0.3cm tính từ đỉnh đầu đến chóp mông và có phần đầu của túi noãn hoàng mà qua đó bé nhận được những dưỡng chất quý báu.  Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong hoa quả và rau xanh không là nguy cơ đáng kể với người lớn khỏe mạnh nhưng bào thai có thể bị tấn công nhiều hơn. Bạn nên chọn các loại rau quả chăm bón hữu cơ trong khi đang mang thai. Một số loại quả tốt cho thai phụ là đào, dâu tây và táo. Các loại rau quả công nghiệp thường chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Lưu ý: Mỗi em bé phát triển hơi khác nhau một chút – ngay cả trong bụng mẹ. Những thông tin trên chỉ cung cấp cho bạn những nét chính về sự phát triển của bé mà thôi.

Chế độ ăn trong thời kỳ tuần 2, 3, 4

Những tháng đầu thai kỳ, cơ thể bạn bắt đầu thay đổi, nội tiết tố tăng lên, làm bạn có cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Sau đây là những lời khuyên cho chế độ ăn của bạn:

  1. Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút vào mỗi buổi sáng. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.
  2. Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
  3. Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
  4. Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.
  5. Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!

Trong những tuần đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống a-xít folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, các món nộm, dưa chua…

xem tiếp: thai tuần 5, 6,7

]]>
http://www.vosinh.info/thai-ky/ba-thang-dau/su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-2-4-html.html/feed 0